YBĐT – Ở Yên Bái, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những vi phạm về môi trường cũng diễn biến phức tạp. Nổi cộm là vi phạm về xử lý chất thải xảy ra trong sản xuất công nghiệp, làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy đế và chế biến tinh bột sắn; tài nguyên rừng, nguồn lợi thuỷ sản diễn ra nhiều và có yếu tố phức tạp.
Tình hình môi trường trong nước những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, các vi phạm về môi trường có chiều hướng gia tăng, số vụ vi phạm lớn được phát hiện và xử lý gần đây như vụ Vedan, Tung Kuang, Nhà máy Đường Quảng Ngãi… dường như mới là phần nổi nhỏ bé của tảng băng chìm lớn.
Ở Yên Bái, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những vi phạm về môi trường cũng diễn biến phức tạp. Nổi cộm là vi phạm về xử lý chất thải xảy ra trong sản xuất công nghiệp, làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy đế và chế biến tinh bột sắn; tài nguyên rừng, nguồn lợi thuỷ sản diễn ra nhiều và có yếu tố phức tạp. Bên cạnh đó là vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhập khẩu trái phép các loại gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa kiểm dịch, vận chuyển tiêu thụ trôi nổi trên thị trường.
Thống kê của cơ quan chức năng, từ tháng 6/2008 tới nay đã phát hiện 79 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của 35 tổ chức, 44 cá nhân, chủ yếu là vi phạm về quản lý, xử lý chất thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, quản lý chất thải nguy hại. 231 trường hợp vi phạm khác chưa tới mức xử lý đã được kiểm tra, nhắc nhở. Nóng nhất là 11 nhà máy sản xuất giấy đế, 3 cơ sở chế biến tinh bột sắn và điểm khai thác đá quý Trúc Lâu của Công ty cổ phần Đá quý và Vàng Yên Bái đã được kiểm tra, xử lý vi phạm và chấp hành lộ trình khắc phục ô nhiễm theo quy định. Yên Bái chưa có những vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về môi trường được phát hiện xử lý kiểu Vedan, Tung Kuang… nhưng đây là lĩnh vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp với những thủ đoạn che giấu tinh vi.
Việc chấp hành các quy định pháp luật về môi trường chưa hẳn do nhận thức, mấu chốt ở đây là các tổ chức, cá nhân vi phạm đều vì lợi ích riêng của mình mà cắt bỏ hoặc cắt xén các hạng mục đầu tư xây dựng xử lý chất thải theo quy định và dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều khó khăn cũng đặt ra với lực lượng chức năng như thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị khoa học kỹ thuật, cán bộ có trình độ khoa học cơ bản để kiểm nghiệm các phẩm mẫu, trong khi một số quy định của chính sách pháp luật về vi phạm môi trường xử lý hành chính là chủ yếu, chưa đủ sức răn đe; lực lượng cảnh sát môi trường chưa có thẩm quyền điều tra theo tố tụng…
Phát triển kinh tế – xã hội gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho các cấp, các ngành và toàn xã hội. Để việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường đi vào nền nếp, hai vấn đề đặt ra hiện nay là tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa; tăng cường hiệu lực răn đe của pháp luật với các hành vi vi phạm. Trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa cần coi trọng việc tạo dư luận xã hội trước mỗi hành vi vi phạm. Qua các vụ việc nổi cộm về vi phạm môi trường gần đây thì hiệu quả tuyên truyền, phòng ngừa được tăng lên rất nhiều nhờ tạo dư luận xã hội, trong đó việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí có vai trò rất quan trọng. Các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm về môi trường cũng cần có những điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể là tăng thêm thẩm quyền điều tra theo tố tụng cho cơ quan cảnh sát môi trường, sẽ rất khó khăn khi cơ quan chủ công này chỉ thực hiện chức năng nhiệm vụ điều tra ban đầu.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, để giảm thiểu những vi phạm về môi trường, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững nhất thiết phải tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa và sự răn đe của pháp luật với các hành vi vi phạm – đó là vấn đề có tính cấp thiết đang đặt ra hiện nay.
Tuấn Anh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.