YBĐT – Khởi nghiệp là tạo ra giá trị có lợi cho người hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và Nhà nước. Cụm từ “khởi nghiệp” hôm nay không chỉ dành cho các cá nhân, doanh nghiệp mà những doanh nghiệp có bề dày kinh doanh song muốn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới, hay tái cơ cấu doanh nghiệp cũng là khởi nghiệp.
Khởi nghiệp không chỉ có doanh nghiệp, doanh nhân mà nông dân, thanh niên… đều có thể khởi nghiệp. Quan điểm này của Đảng đã từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: phát huy tinh thần khởi nghiệp, làm kinh tế của toàn xã hội, của các thành phần kinh tế…
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của chương trình khởi nghiệp quốc gia, tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều giải pháp nhằm tạo động lực để phát huy, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp và khởi động tiềm năng phát triển cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp bằng các chính sách kêu gọi thu hút doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế khởi nghiệp tại Yên Bái, đầu tư nguồn nhân lực, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn…
Vấn đề đặt ra, là khởi nghiệp trong thời điểm hội nhập hiện nay các doanh nghiệp cần sáng tạo vận dụng, tranh thủ, phát huy và liên kết, hỗ trợ nhau, nhất là lợi thế cạnh tranh nổi bật. Muốn vậy, sự hỗ trợ để thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp của địa phương cũng cần có sự linh hoạt. Chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng cần sáng tạo hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của mình để hỗ trợ cho những ý tưởng sáng tạo của doanh nhân, doanh nghiệp, nông dân, thanh niên, phụ nữ… một cách thiết thực thông qua những chương trình hỗ trợ đặc biệt, kịp thời, phù hợp…
Ngoài những hỗ trợ nền tảng từ phía Nhà nước, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế cần thúc đẩy, dẫn dắt tinh thần khởi nghiệp; nắm bắt kịp thời, đúng đắn và phát huy hiệu quả sự hỗ trợ tương tác giữa các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Doanh nghiệp lớn dẫn dắt đầu tầu, tạo chuỗi công việc cho các doanh nghiệp nhỏ. Khởi nghiệp phải có sự cân nhắc, tính toán và cũng không nên khởi nghiệp một mình. Câu chuyện quốc gia khởi nghiệp của Israel đã đúc rút không nên khởi nghiệp một mình bởi theo quan niệm của họ “ý tưởng là không đồng”.
Khi khởi nghiệp là có cả ê – kíp, bao gồm người am hiểu kỹ thuật chuyên ngành, biết kinh doanh, người biết xây dựng và phát triển các mối quan hệ… tiến tới cộng đồng khởi nghiệp, một địa phương khởi nghiệp.
Vậy làm thế nào để Yên Bái có thể trở thành địa phương khởi nghiệp, thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn làn sóng khởi nghiệp. Điều cần thiết là tạo ra “hệ sinh thái” các doanh nghiệp khởi nghiệp, địa phương khởi nghiệp bắt đầu từ con người, tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống giáo dục từ trường học đến gia đình, để có những “mầm khởi nghiệp” từ sớm. Khởi nghiệp, vì vậy xem ra không còn là chuyện thời sự, yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp mà đã đòi hỏi, yêu cầu của xã hội trong xu thế hội nhập hôm nay.
Thanh Ba
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.