YênBái – Những năm gần đây, cùng với đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, huyện Trấn Yên còn đặc biệt chú trọng tới việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục, pháp luật (PBGDPL) cho đối tượng đặc thù, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Công an xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và phát móc khóa an ninh cho người dân trên địa bàn.
|
>>Trấn Yên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân
>>Nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên nông dân
>>Yên Bái tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, hiệu quả
Đối với công tác PBGDPL cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, UBND huyện Trấn Yên chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn người có uy tín trong cộng đồng dân cư tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về dân tộc, tôn giáo; trách nhiệm tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, huyện đã phối hợp tổ chức 465 buổi tuyên truyền pháp luật cho gần 34.000 lượt người sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cấp phát 18 đầu báo với số lượng trên 565.000 tờ cho các trường tiểu học, THCS, dân tộc nội trú; cấp phát gần 44.000 tờ rơi tuyên truyền “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các xã Kiên Thành, Hồng Ca.
Thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL cho người lao động trong doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động huyện tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, bộ luật liên quan trực tiếp đến người lao động như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội… tới công nhân viên chức, người lao động.
Đối với công tác PBGDPL cho nạn nhân bạo lực gia đình, với vai trò là cơ quan chủ trì, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó lấy phòng ngừa là chính. Phòng Lao động – Thương bình và Xã hội thường xuyên phối hợp với Phòng Tư pháp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chế độ, chính sách cho các đối tượng.
Thời gian qua, huyện đã thực hiện 20 buổi tuyên truyên truyền thông trợ giúp pháp luật tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn cho 600 lượt người. Thực hiện công tác PBGDPL cho người đang chấp hành phạt tù, người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…
UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường PBGDPL cho nguời đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng những biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, nguời mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021”. Trong đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn trong tuyên truyền PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, trong nhà trường…
Hồng Oanh
YênBái – Những năm gần đây, cùng với đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, huyện Trấn Yên còn đặc biệt chú trọng tới việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục, pháp luật (PBGDPL) cho đối tượng đặc thù, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Công an xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và phát móc khóa an ninh cho người dân trên địa bàn.
|
>>Trấn Yên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân
>>Nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên nông dân
>>Yên Bái tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, hiệu quả
Đối với công tác PBGDPL cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, UBND huyện Trấn Yên chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn người có uy tín trong cộng đồng dân cư tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về dân tộc, tôn giáo; trách nhiệm tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ Tổ quốc và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống của nhân dân.
Trong 10 năm qua, huyện đã phối hợp tổ chức 465 buổi tuyên truyền pháp luật cho gần 34.000 lượt người sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cấp phát 18 đầu báo với số lượng trên 565.000 tờ cho các trường tiểu học, THCS, dân tộc nội trú; cấp phát gần 44.000 tờ rơi tuyên truyền “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các xã Kiên Thành, Hồng Ca.
Thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL cho người lao động trong doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động huyện tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, bộ luật liên quan trực tiếp đến người lao động như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội… tới công nhân viên chức, người lao động.
Đối với công tác PBGDPL cho nạn nhân bạo lực gia đình, với vai trò là cơ quan chủ trì, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó lấy phòng ngừa là chính. Phòng Lao động – Thương bình và Xã hội thường xuyên phối hợp với Phòng Tư pháp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chế độ, chính sách cho các đối tượng.
Thời gian qua, huyện đã thực hiện 20 buổi tuyên truyên truyền thông trợ giúp pháp luật tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn cho 600 lượt người. Thực hiện công tác PBGDPL cho người đang chấp hành phạt tù, người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…
UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường PBGDPL cho nguời đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng những biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, nguời mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021”. Trong đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn trong tuyên truyền PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, trong nhà trường…
Hồng Oanh