YBĐT – Như thường lệ, sau thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt là khi công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, hàng ngàn học sinh lại chuẩn bị cho hành trang của cuộc đua thi đại học, cao đẳng.
Không có gì đáng nói nếu các sĩ tử có học lực khá, giỏi muốn thử sức chinh phục trong bước chuyển quan trọng này. Nhưng buồn thay, có một bộ phận không nhỏ là học sinh có học lực trung bình, sau khi biết đỗ tốt nghiệp đã ồ ạt đưa nhau về Hà Nội ôn luyện để mong có cơ hội ngồi trên ghế giảng đường Đại học như các thế hệ đi trước.
Dẫu biết rằng, việc ôn luyện trước khi các kỳ thi là rất quan trọng, nhưng vấn đề đặt ra là ôn như thế nào, ôn ở đâu, có nhất thiết phải về các trung tâm lớn để “dùi mài kinh sử” không lại là vấn đề khác. Theo các chuyên gia giáo dục đánh giá thì đề thi đại học, cao đẳng trong những năm gần đây không quá khó, kiến thức trọng tâm đều nằm trong chương trình phổ thông, không có câu hỏi đánh đố, có chăng là một số câu hỏi nâng cao để đánh giá chất lượng đầu vào của các trường đại học, cao đẳng có tiếng.
Như vậy, nếu học sinh nắm chắc kiến thức trong hệ thống chương trình phổ thông và nhạy bén trong suy nghĩ thì việc đạt điểm sàn của các trường đại học, cao đẳng là không có gì khó. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều học sinh trong quá trình học thì chểnh mảng, không chịu tiếp thu kiến thức, lơ là học hành, đến kỳ thi đại học, cao đẳng lại “lều chõng”, cuống quýt đi ôn luyện trong khoảng thời gian một tháng. Không biết, các sĩ tử này có thêm được chữ nào vào đầu không nhưng chắc chắn sẽ để lại biết bao khó khăn cho các bậc phụ huynh.
Thực tế cho thấy, một số học sinh gia đình có điều kiện khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc đã mang của bố mẹ vài triệu đồng để ôn luyện “nước rút”. Rồi chuyện các gia đình nông thôn, nhà nghèo chiều lòng con và không để con em mình thiệt thòi với các bạn cùng trang lứa, họ đã phải đôn đáo chạy vạy để lo đủ dăm ba triệu đồng cho con về lò luyện thi.
Kinh nghiệm của nhiều sinh viên cho thấy, thời gian này các sĩ tử không nên nhồi nhét quá nhiều thứ vào đầu mình bằng cách đi học thêm mà hãy biết cân bằng thời gian học tập, nghỉ ngơi, thư giãn và tự học là hiệu quả nhất.
Văn Tuấn
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.