YênBái – YBĐT – Dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng có thể khẳng định: tình trạng bạo lực trong gia đình luôn tồn tại trong xã hội và đang có biểu hiệu gia tăng với hàng nghìn vụ bạo hành gia đình trong một năm. Biểu hiện bạo hành trong gia đình, đó là việc: chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự vợ con, cấm đoán không cho vợ quan hệ với bạn bè khác giới, không cho tham gia công tác xã hội…vv.
Có trường hợp chồng đánh đập vợ con dã man, tàn nhẫn dẫn đến người vợ hay con phải mang thương tật suốt đời, trong đó, nhiều vụ việc cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải vào cuộc. Từ tình trạng bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần đã khiến không ít gia đình sống trong bầu không khí căng thẳng đến mức độ không chấp nhận được phải tan vỡ. Điều này lý giải vì sao thời gian gần đây số vụ ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, song chủ yếu nhất vẫn là do người chồng rượu chè, cờ bạc, nghiện ma tuý, gia trưởng, phong kiến, ghen tuông vô cớ… và cả lý do… ngoại tình mà ruồng rẫy!
Để hạn chế nạn bạo hành trong gia đình thì cả xã hội phải vào cuộc. Trong đó, vai trò của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể rất quan trọng. Chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trang bị kiến thức về: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho người dân, đặc biệt là các kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ – nạn nhân chính trong các vụ bạo lực gia đình để họ tự bảo vệ bản thân. Để tuyên chiến với bạo lực gia đình cần lấy phương châm: phòng ngừa là chính, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về gia đình, tư vấn hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình bằng cách giáo dục cảm hoá những người lầm lỗi, bài trừ các hủ tục, tập quán, thói quen lạc hậu…
Để làm được việc đó, vai trò của khu dân cư, cộng đồng thôn bản là quan trọng. Bên cạnh đó, đối với những vụ bạo hành gây thương tích vượt quá giới hạn, các cơ quan thi hành pháp luật cần vào cuộc xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe và giáo dục. Mặt khác, trên thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình còn do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, túng bấn dẫn đến cùng quẫn. Vì vậy, các cấp uỷ, chính quyền đoàn thể địa phương cần có những giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn phát triển kinh tế gia đình để cải thiện đời sống cho những trường hợp này. Một điều không thể không đề cập là chúng ta cần quan tâm xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành, xây dựng các trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bị bạo hành để hỗ trợ họ phục hồi sức khoẻ, tinh thần…
Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi tế bào khoẻ mạnh thì cả xã hội phát triển, ngược lại, một tế bào yếu ớt ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Xã hội càng phát triển, gia đình phải ngày càng được hoàn thiện. Hãy tuyên chiến với nạn bạo lực trong gia đình bằng những hành động cụ thể, để gia đình càng hoàn thiện!
P.V
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.