Cà phê là đồ uống rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu nhận thấy 7 dấu hiệu này thì nên dừng lại.
Ảnh minh họa
|
Cà phê là một trong những thức uống phổ biến và được yêu thích nhất. Cà phê được chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều cà phê. Bởi nó có thể khiến bạn mất ngủ và hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể.
Vậy, uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?
“Khả năng dung nạp caffeine của mỗi người khác nhau. Vì thế, theo tôi, mỗi người nên theo dõi các biểu hiện của cơ thể khi uống cà phê”, bà Annamaria Louloudis, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, cho hay.
Theo Kylie Ivanir, một chuyên gia dinh dưỡng khác tại Mỹ, lượng caffeine tối đa 1 người trưởng thành có thể tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 400mg, tương đương 3 – 5 tách cà phê.
Bà Ivanir nói thêm rằng một số người, chẳng hạn như người bị tăng huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nên xem xét và hạn chế tiêu thụ caffeine.
Ngoài ra, cơ thể có thể thu nạp một lượng lớn đường từ các cốc cà phê. “Do đó, điều quan trọng bạn cần làm khi uống cà phê là xem xét những gì mà bạn đang cho vào tách cà phê của mình. Đường, kem và siro có thể gây hại đối với cơ thể”, bà Ivanir cho hay.
Dựa trên thực tế, việc uống nhiều cà phê có thể gây hại đối với một số người. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thấy cơ thể có 7 triệu chứng sau đây, hãy cân nhắc cắt giảm hoặc dừng uống cà phê.
Tăng huyết áp khi uống cà phê
Bà Sandy Younan Brikho, chuyên gia dinh dưỡng ở San Diego, Mỹ, cảnh báo chất caffeine trong cà phê có thể làm tăng huyết áp đối với một số người. Do đó, nếu bạn thấy huyết áp tăng khi uống cà phê, tốt hơn hết bạn nên cắt giảm.
“Một nghiên cứu cho thấy những nam giới uống nhiều cà phê hơn đã bị tăng huyết áp dần theo tuổi tác”, nữ chuyên gia cho hay.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho rằng tuỳ thuộc vào kiểu gene của mỗi người, uống cà phê có thể làm tăng hoặc không tăng huyết áp. “Nghiên cứu khác cho thấy những người chuyển hoá cà phê chậm, nếu uống một lượng cà phê quá nhiều, có thể bị tăng huyết áp.”
Đối với những người đã mang sẵn bệnh lý huyết áp cao, nữ chuyên gia khuyên rằng họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cà phê.
Trào ngược axit dạ dày khi uống cà phê
Những người uống cà phê xong mà bị trào ngược axit dạ dày thì cũng nên cân nhắc cắt giảm.
“Caffeine có thể kích hoạt các triệu chứng trào ngược axit vì nó có tác dụng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Uống cà phê, trà và soda (đồ uống có chứa caffeine) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản”, chuyên gia dinh dưỡng Louloudis cho biết.
Bà nói thêm: “Loại bỏ đồ uống có chứa caffein là hướng dẫn của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ để quản lý các triệu chứng trào ngược axit dạy dày”.
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc khi uống cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng Louloudis cho biết: “Do hàm lượng caffeine cao, uống cà phê trước khi ngủ 6 tiếng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ”.
Theo bà Louloudis, nếu bạn không thể loại bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê của mình thì hãy cố gắng cắt giảm lượng cà phê và uống vào thời điểm sớm hơn, xa giờ đi ngủ.
Rối loạn lo âu khi uống cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng Louloudis cho biết: “Do hàm lượng caffein cao, uống quá nhiều cà phê có thể gây ra các triệu chứng lo lắng, bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ”.
Do đó, nếu thấy các triệu chứng này khi uống cà phê, tốt hơn hết mọi người nên cắt giảm lượng cà phê mình uống.
Theo Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Oklahoma (Mỹ), caffeine là một chất kích thích làm tăng nhịp tim, huyết áp và các hormone gây căng thẳng cortisol và epinephrine.
Ở những người nhạy cảm với caffeine, chỉ cần một tách cà phê có thể khiến họ cảm thấy bồn chồn và lo lắng.
Theo một nghiên cứu của Đại học Cardiff, Vương Quốc Anh, những người đang có sẵn rối loạn lo âu nếu sử dụng cà phê, tình trạng bệnh sẽ nặng nề hơn.
Mặc dù tiêu thụ caffeine có thể gây ra cảm giác lo lắng, nhưng cắt giảm một cách đột ngột caffeine cũng có thể gây ra tác dụng phụ này.
Lo lắng là một triệu chứng thường được báo cáo ở những người thường xuyên uống cà phê bỗng ngừng tiêu thụ caffeine một cách đột ngột. Thêm vào đó, nếu bạn tiêu thụ phần lớn lượng caffeine dưới dạng soda hoặc cà phê có đường, việc giảm lượng đường đột ngột có thể làm cho chứng lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy cắt giảm dần lượng caffeine, tránh cắt giảm đột ngột.
Có cảm giác “nghiện” cà phê
Nếu bạn quên không uống một cốc cà phê và có các triệu chứng như đau đầu, giảm năng lượng, giảm tỉnh táo, tâm trạng chán nản hoặc thậm chí là các triệu chứng giống như cúm, thì theo chuyên gia dinh dưỡng Ivanir, đó chính là biểu hiện của “nghiện” cà phê.
Nữ chuyên gia cho hay: “Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn, khiến bạn khó tập trung vào công việc hoặc ảnh hưởng tới các công việc hàng ngày”.
“Nếu bạn thấy rằng một ngày của mình phụ thuộc vào một tách cà phê, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần cắt giảm lượng cà phê mà bạn tiêu thụ.”
Tăng cân khi uống cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng Younan Brikho giải thích: “Uống cà phê gây ra cảm giác no. Thường thì cảm giác no này khiến bạn bỏ các bữa ăn. Tuy nhiên, khi cảm giác no này mất đi, dạ dày của bạn trống rỗng và từ đó có thể kích thích bạn ăn nhiều hơn vào các bữa sau”.
Mất kinh nguyệt khi uống cà phê
Một số người sử dụng cà phê thay cho các bữa ăn hàng ngày với mong muốn giảm cân. Đây là một cách ăn uống không lành mạnh và có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, chuyên gia dinh dưỡng Abby Vichill cho hay.
“Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê đó là kinh nguyệt không đều, đặc biệt là mất kinh.”
“Một số người đang cố gắng giảm cân hoặc ăn uống thiếu calo và sử dụng cà phê với mục đích ngăn chặn sự thèm ăn hoặc tạo ra năng lượng nhân tạo thay vì năng lượng mà họ nhận được từ chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Thêm vào đó, hàm lượng cortisol (hormone căng thẳng) vào buổi sáng thường cao.
Nếu bạn có lượng đường trong máu thấp do không ăn sáng và uống cà phê, lượng cortisol mà cơ thể tiết ra sẽ cao hơn nữa”, bà Vichill cho biết. “Khi cơ thể cảm nhận được mức độ cortisol cao như vậy, não sẽ ra tín hiệu cho hệ sinh sản ngừng chu kỳ kinh nguyệt để tránh thụ thai trong môi trường căng thẳng cao như vậy.”
(Theo doanhnghiepvn)
Cà phê là đồ uống rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu nhận thấy 7 dấu hiệu này thì nên dừng lại.
Ảnh minh họa
|
Cà phê là một trong những thức uống phổ biến và được yêu thích nhất. Cà phê được chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng uống quá nhiều cà phê. Bởi nó có thể khiến bạn mất ngủ và hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể.
Vậy, uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?
“Khả năng dung nạp caffeine của mỗi người khác nhau. Vì thế, theo tôi, mỗi người nên theo dõi các biểu hiện của cơ thể khi uống cà phê”, bà Annamaria Louloudis, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, cho hay.
Theo Kylie Ivanir, một chuyên gia dinh dưỡng khác tại Mỹ, lượng caffeine tối đa 1 người trưởng thành có thể tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 400mg, tương đương 3 – 5 tách cà phê.
Bà Ivanir nói thêm rằng một số người, chẳng hạn như người bị tăng huyết áp, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nên xem xét và hạn chế tiêu thụ caffeine.
Ngoài ra, cơ thể có thể thu nạp một lượng lớn đường từ các cốc cà phê. “Do đó, điều quan trọng bạn cần làm khi uống cà phê là xem xét những gì mà bạn đang cho vào tách cà phê của mình. Đường, kem và siro có thể gây hại đối với cơ thể”, bà Ivanir cho hay.
Dựa trên thực tế, việc uống nhiều cà phê có thể gây hại đối với một số người. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thấy cơ thể có 7 triệu chứng sau đây, hãy cân nhắc cắt giảm hoặc dừng uống cà phê.
Tăng huyết áp khi uống cà phê
Bà Sandy Younan Brikho, chuyên gia dinh dưỡng ở San Diego, Mỹ, cảnh báo chất caffeine trong cà phê có thể làm tăng huyết áp đối với một số người. Do đó, nếu bạn thấy huyết áp tăng khi uống cà phê, tốt hơn hết bạn nên cắt giảm.
“Một nghiên cứu cho thấy những nam giới uống nhiều cà phê hơn đã bị tăng huyết áp dần theo tuổi tác”, nữ chuyên gia cho hay.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho rằng tuỳ thuộc vào kiểu gene của mỗi người, uống cà phê có thể làm tăng hoặc không tăng huyết áp. “Nghiên cứu khác cho thấy những người chuyển hoá cà phê chậm, nếu uống một lượng cà phê quá nhiều, có thể bị tăng huyết áp.”
Đối với những người đã mang sẵn bệnh lý huyết áp cao, nữ chuyên gia khuyên rằng họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng cà phê.
Trào ngược axit dạ dày khi uống cà phê
Những người uống cà phê xong mà bị trào ngược axit dạ dày thì cũng nên cân nhắc cắt giảm.
“Caffeine có thể kích hoạt các triệu chứng trào ngược axit vì nó có tác dụng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Uống cà phê, trà và soda (đồ uống có chứa caffeine) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản”, chuyên gia dinh dưỡng Louloudis cho biết.
Bà nói thêm: “Loại bỏ đồ uống có chứa caffein là hướng dẫn của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ để quản lý các triệu chứng trào ngược axit dạy dày”.
Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc khi uống cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng Louloudis cho biết: “Do hàm lượng caffeine cao, uống cà phê trước khi ngủ 6 tiếng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ”.
Theo bà Louloudis, nếu bạn không thể loại bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê của mình thì hãy cố gắng cắt giảm lượng cà phê và uống vào thời điểm sớm hơn, xa giờ đi ngủ.
Rối loạn lo âu khi uống cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng Louloudis cho biết: “Do hàm lượng caffein cao, uống quá nhiều cà phê có thể gây ra các triệu chứng lo lắng, bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ”.
Do đó, nếu thấy các triệu chứng này khi uống cà phê, tốt hơn hết mọi người nên cắt giảm lượng cà phê mình uống.
Theo Trung tâm Khoa học Sức khỏe, Đại học Oklahoma (Mỹ), caffeine là một chất kích thích làm tăng nhịp tim, huyết áp và các hormone gây căng thẳng cortisol và epinephrine.
Ở những người nhạy cảm với caffeine, chỉ cần một tách cà phê có thể khiến họ cảm thấy bồn chồn và lo lắng.
Theo một nghiên cứu của Đại học Cardiff, Vương Quốc Anh, những người đang có sẵn rối loạn lo âu nếu sử dụng cà phê, tình trạng bệnh sẽ nặng nề hơn.
Mặc dù tiêu thụ caffeine có thể gây ra cảm giác lo lắng, nhưng cắt giảm một cách đột ngột caffeine cũng có thể gây ra tác dụng phụ này.
Lo lắng là một triệu chứng thường được báo cáo ở những người thường xuyên uống cà phê bỗng ngừng tiêu thụ caffeine một cách đột ngột. Thêm vào đó, nếu bạn tiêu thụ phần lớn lượng caffeine dưới dạng soda hoặc cà phê có đường, việc giảm lượng đường đột ngột có thể làm cho chứng lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, hãy cắt giảm dần lượng caffeine, tránh cắt giảm đột ngột.
Có cảm giác “nghiện” cà phê
Nếu bạn quên không uống một cốc cà phê và có các triệu chứng như đau đầu, giảm năng lượng, giảm tỉnh táo, tâm trạng chán nản hoặc thậm chí là các triệu chứng giống như cúm, thì theo chuyên gia dinh dưỡng Ivanir, đó chính là biểu hiện của “nghiện” cà phê.
Nữ chuyên gia cho hay: “Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn, khiến bạn khó tập trung vào công việc hoặc ảnh hưởng tới các công việc hàng ngày”.
“Nếu bạn thấy rằng một ngày của mình phụ thuộc vào một tách cà phê, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần cắt giảm lượng cà phê mà bạn tiêu thụ.”
Tăng cân khi uống cà phê
Chuyên gia dinh dưỡng Younan Brikho giải thích: “Uống cà phê gây ra cảm giác no. Thường thì cảm giác no này khiến bạn bỏ các bữa ăn. Tuy nhiên, khi cảm giác no này mất đi, dạ dày của bạn trống rỗng và từ đó có thể kích thích bạn ăn nhiều hơn vào các bữa sau”.
Mất kinh nguyệt khi uống cà phê
Một số người sử dụng cà phê thay cho các bữa ăn hàng ngày với mong muốn giảm cân. Đây là một cách ăn uống không lành mạnh và có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, chuyên gia dinh dưỡng Abby Vichill cho hay.
“Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê đó là kinh nguyệt không đều, đặc biệt là mất kinh.”
“Một số người đang cố gắng giảm cân hoặc ăn uống thiếu calo và sử dụng cà phê với mục đích ngăn chặn sự thèm ăn hoặc tạo ra năng lượng nhân tạo thay vì năng lượng mà họ nhận được từ chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Thêm vào đó, hàm lượng cortisol (hormone căng thẳng) vào buổi sáng thường cao.
Nếu bạn có lượng đường trong máu thấp do không ăn sáng và uống cà phê, lượng cortisol mà cơ thể tiết ra sẽ cao hơn nữa”, bà Vichill cho biết. “Khi cơ thể cảm nhận được mức độ cortisol cao như vậy, não sẽ ra tín hiệu cho hệ sinh sản ngừng chu kỳ kinh nguyệt để tránh thụ thai trong môi trường căng thẳng cao như vậy.”
(Theo doanhnghiepvn)