YênBái – YBĐT – Nghị quyết 26 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đi vào cuộc sống với những chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ đã được các cấp, các ngành, địa phương cụ thể hoá thành những mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp.
|
|
Nghị quyết xác định: nông thôn là địa bàn thực hiện, nông nghiệp là lĩnh vực thực hiện, nông dân là chủ thể của địa bàn và lĩnh vực đó. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề lớn trong “tam nông”. Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn lực hạn hẹp, cơ sở hạ tầng khó khăn, vì vậy, không thể giải quyết các vấn đề về nông thôn một cách nhanh chóng. 19 tiêu chí về nông thôn mới, bao gồm quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn… là những tiêu chí mà nông thôn Yên Bái – nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu và yếu. Thực tế việc triển khai thực hiện Nghị quyết 26 (khoá X) ở một số địa phương cho thấy, một số nơi rất lúng túng, trông chờ vào sự hỗ trợ từ trên. Nguyên nhân chủ yếu là nguồn lực hạn chế, nhiều nơi thiếu giải pháp cụ thể, bao gồm giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
Từ thực tế và tình hình sau gần một năm thực hiện Nghị quyết 26 (khoá X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, chúng tôi cho rằng, mỗi địa phương cần đánh giá đúng tình hình và nên chọn ít nhất một xã để tập trung chỉ đạo thành mô hình điểm. Các ngành liên quan, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học – Công nghệ, Hội Nông dân tích cực phối hợp, tham gia chỉ đạo xây dựng mô hình. Đầu tư nội lực và đầu tư của Nhà nước để đạt 19 tiêu chí nông thôn mới với các xã ở miền núi Yên Bái là rất lớn, trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, các xã được chọn để chỉ đạo thành mô hình nên là những xã có nền tảng khá trên các lĩnh vực kinh tế, kết cấu hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, dân số, việc làm, dịch vụ nông nghiệp… để “kích cầu” hiệu quả.
Nông thôn Yên Bái tuy còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, nhiều xã như Đại Phác (Văn Yên), Lâm Thượng (Lục Yên), Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ)… nổi lên với sự chuyển dịch mạnh mẽ về sản xuất nông lâm nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn, giáo dục, y tế, văn hoá… đều có thể “kích cầu” để xây dựng thành mô hình nông thôn mới.
Nông thôn là địa bàn chủ yếu thực hiện Nghị quyết, xây dựng nông thôn mới là tất yếu trong tiến trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Trong điều kiện của tỉnh miền núi như Yên Bái, không thể tiến hành có kết quả trong một sớm một chiều. Vì vậy, mô hình hoá, điển hình hoá là một trong những phương pháp, yêu cầu có tính khoa học và thực tiễn cao rất cần được các cấp ủy địa phương quan tâm, chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tuấn Anh
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.