YBĐT – Thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, với chủ trương tuyển dụng ngay bác sỹ trẻ ra trường, trong đó, nếu có nguyện vọng lên công tác tại các huyện vùng cao, tỉnh sẽ hỗ trợ 60 tháng lương ngay khi hợp đồng ký kết (nếu bằng giỏi thì có thể tăng gấp đôi)…
Vì vậy, trong hai năm (2012 – 2013), Yên Bái đã thu hút được 36 dược sĩ, bác sỹ về công tác tại tỉnh. Cùng thu hút nhân lực, công tác đào tạo nguồn cũng được tỉnh quan tâm. Trong 3 năm (2011 – 2013), ngành y tế đã đào tạo được 6 bác sỹ chuyên khoa 2; 4 thạc sỹ, 75 bác sỹ chuyên khoa 1 và dược sỹ chuyên khoa 1; hợp đồng liên kết đào tạo hơn 100 bác sỹ, dược sỹ đại học chính quy; đào tạo chuyên sâu cho gần 200 bác sỹ, dược sỹ; đào tạo gần 100 cán bộ y tế khác; hơn 100 các bác sỹ chuyên khoa định hướng, kỹ thuật chuyên sâu và đào tạo lại; hợp đồng lại 24 cán bộ hưu có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên… Những kết quả trên thật đáng mừng, bổ sung một nguồn lực quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng nảy sinh những vấn đề ảnh hưởng tới Đề án. Cụ thể, do quy định mức thu học phí của các trường đào tạo chuyên ngành khác nhau, nhất là hệ liên thông, liên kết thường xuyên thay đổi dẫn đến việc xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí không theo kịp tình hình thực tế; lương tối thiểu tăng liên tục, khiến kinh phí hỗ trợ của các đối tượng so với dự toán của kế hoạch tăng, chi phí đào tạo tăng, trong khi đó không thể sử dụng kinh phí của Đề án để chi trả, dẫn đến số lượng đào tạo đội ngũ y tế thôn bản và đào tạo các dược sỹ cử tuyển không đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, đào tạo xong nhiều người lại không muốn về tuyến cơ sở công tác mà chỉ tập trung ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, khó khăn cho việc sắp xếp nguồn nhân lực cho tuyến cơ sở…
Để giải quyết vấn đề nhân lực, ngoài việc tập trung vào công tác tổ chức luân chuyển cán bộ về tuyến cơ sở như nội dung Đề án 1816 của Bộ Y tế, tỉnh và ngành y tế cần tiếp tục phối hợp ký hợp đồng với Học viện Quân y, Trường Đại học Y – dược Thái Nguyên đẩy mạnh liên kết đào tạo bác sỹ, dược sỹ chính quy; tổ chức gặp mặt sinh viên năm cuối của các trường đại học y, trong đó có Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên để giới thiệu và tuyên truyền chính sách hỗ trợ, thu hút bác sỹ, dược sỹ của tỉnh…; tăng cường đào tạo chuyên sâu, ưu tiên đào tạo chuyên khoa I và II theo nhu cầu chuyên môn của đơn vị, chuyển giao công nghệ, cầm tay chỉ việc, tập trung cung cấp nhân lực cho các chuyên khoa đang thiếu cán bộ chuyên môn sâu như: nội, ngoại, sản, nhi, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, ung bướu…; tiếp tục thu hút, tuyển dụng tối đa các bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng hệ chính quy diện thi đỗ, tuyển thẳng; động viện những bác sỹ có trình độ chuyên môn cao về với tuyến huyện với chính sách, cơ chế, hỗ trợ tốt nhất…
Có triển khai các giải pháp đồng bộ thực hiện Đề án mới đảm bảo số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng từ tỉnh đến cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Ngọc Sơn
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.