YênBái – Thu hút học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là giải pháp góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng 7% số HSSV chưa tham gia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của HSSV cũng như việc thực hiện chính sách BHYT tại địa phương.
Học sinh khám sàng lọc trước khi tiêm phòng Covid-19.
|
>>Yên Bái đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
>>Yên Bái: Chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên đã đi vào cuộc sống
Theo BHXH tỉnh, tính đến 31/7/2022, toàn tỉnh có 157.831 HSSV tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 93,15%. Trong đó, có khoảng 69.550 HSSV tham gia BHYT tại trường học và 88.281 HSSV tham gia BHYT theo đối tượng khác.
Nhiều địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT HSSV cao như các huyện: Mù Cang Chải, Trấn Yên, Trạm Tấu. Thực hiện các quyền lợi về BHYT, học sinh khi tham gia BHYT được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại nhà trường như: sơ cấp cứu, xử lý ban đầu khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập.
Nhiều trường hợp HSSV không may mắc bệnh nặng nhưng nhờ tham gia BHYT liên tục từ đủ 05 năm trở lên đã giảm đáng kể chi phí khi khám và điều trị bệnh. Tính riêng năm học vừa qua, một số HSSV không may bị ốm đau, bệnh mạn tính, tai nạn phải điều trị dài ngày có chi phí khám, chữa bệnh lớn đã được quỹ BHYT chi trả.
Đơn cử như trường hợp của em Vũ Đức Mạnh, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái bị đứt dây chằng chéo trước điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 13 ngày với tổng chi phí điều trị gần 48 triệu đồng đã được quỹ BHYT thanh toán số tiền trên 38 triệu đồng; hay trường hợp của em Lương Hòa An ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái bị chấn thương hàm mặt, phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 17 ngày với chi phí điều trị gần 44 triệu đồng và được quỹ BHYT chi trả trên 34 triệu đồng…
Số tiền mà quỹ BHYT đã chi trả chi phí khi điều trị cho các em bị ốm đau, tai nạn đã phần nào giúp cho gia đình bớt khó khăn, nhất là gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, từ đầu năm 2021 đến nay, người tham gia BHYT, trong đó có HSSV được thụ hưởng nhiều chính sách mới ưu việt hơn.
Nổi bật là chính sách thông tuyến trong điều trị nội trú đối với khám, chữa bệnh BHYT được triển khai trên quy mô toàn quốc từ ngày 1/1/2021, giúp một số trường hợp tham gia BHYT điều trị trái tuyến vẫn được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến.
Có thể nói, thực hiện tốt chính sách BHYT HSSV không chỉ đảm bảo cho các em được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu, mà còn giảm được những rủi ro khi không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao. Tuy nhiên, theo BHXH tỉnh tính hết tháng 7/2022, toàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gần 7% HSSV chưa tham gia BHYT, tương ứng với 11.611 HSSV chưa có thẻ BHYT.
Trong đó, có nhiều địa phương còn số lượng lớn HSSV chưa có thẻ BHYT như: thị xã Nghĩa Lộ còn 5.293 HSSV; huyện Lục Yên còn 1.312 HSSV; huyện Văn Chấn còn 4.661 HSSV. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của HSSV cũng như việc thực hiện chính sách BHYT tại địa phương.
Để đạt được mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học mới 2022-2023, các cấp các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để HSSV, phụ huynh học sinh hiểu rõ về chính sách BHYT, từ đó tích cực tham gia.
Ngành BHXH tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thống kê, nắm chắc số lượng HSSV của từng trường học để triển khai tuyên truyền vận động HSSV tham gia BHYT.
Cùng với đó, ngành y tế nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng HSSV nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HSSV trong KCB BHYT; chủ động phối hợp với cơ quan BHXH, các cơ sở KCB giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, đảm bảo quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT.
Các nhà trường làm tốt công tác y tế học đường, quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động giáo dục thể chất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ.
Thông Nguyễn
YênBái – Thu hút học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là giải pháp góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn khoảng 7% số HSSV chưa tham gia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của HSSV cũng như việc thực hiện chính sách BHYT tại địa phương.
Học sinh khám sàng lọc trước khi tiêm phòng Covid-19.
|
>>Yên Bái đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
>>Yên Bái: Chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên đã đi vào cuộc sống
Theo BHXH tỉnh, tính đến 31/7/2022, toàn tỉnh có 157.831 HSSV tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 93,15%. Trong đó, có khoảng 69.550 HSSV tham gia BHYT tại trường học và 88.281 HSSV tham gia BHYT theo đối tượng khác.
Nhiều địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT HSSV cao như các huyện: Mù Cang Chải, Trấn Yên, Trạm Tấu. Thực hiện các quyền lợi về BHYT, học sinh khi tham gia BHYT được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại nhà trường như: sơ cấp cứu, xử lý ban đầu khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập.
Nhiều trường hợp HSSV không may mắc bệnh nặng nhưng nhờ tham gia BHYT liên tục từ đủ 05 năm trở lên đã giảm đáng kể chi phí khi khám và điều trị bệnh. Tính riêng năm học vừa qua, một số HSSV không may bị ốm đau, bệnh mạn tính, tai nạn phải điều trị dài ngày có chi phí khám, chữa bệnh lớn đã được quỹ BHYT chi trả.
Đơn cử như trường hợp của em Vũ Đức Mạnh, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái bị đứt dây chằng chéo trước điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 13 ngày với tổng chi phí điều trị gần 48 triệu đồng đã được quỹ BHYT thanh toán số tiền trên 38 triệu đồng; hay trường hợp của em Lương Hòa An ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái bị chấn thương hàm mặt, phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 17 ngày với chi phí điều trị gần 44 triệu đồng và được quỹ BHYT chi trả trên 34 triệu đồng…
Số tiền mà quỹ BHYT đã chi trả chi phí khi điều trị cho các em bị ốm đau, tai nạn đã phần nào giúp cho gia đình bớt khó khăn, nhất là gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, từ đầu năm 2021 đến nay, người tham gia BHYT, trong đó có HSSV được thụ hưởng nhiều chính sách mới ưu việt hơn.
Nổi bật là chính sách thông tuyến trong điều trị nội trú đối với khám, chữa bệnh BHYT được triển khai trên quy mô toàn quốc từ ngày 1/1/2021, giúp một số trường hợp tham gia BHYT điều trị trái tuyến vẫn được hưởng 100% chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến.
Có thể nói, thực hiện tốt chính sách BHYT HSSV không chỉ đảm bảo cho các em được chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu, mà còn giảm được những rủi ro khi không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao. Tuy nhiên, theo BHXH tỉnh tính hết tháng 7/2022, toàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gần 7% HSSV chưa tham gia BHYT, tương ứng với 11.611 HSSV chưa có thẻ BHYT.
Trong đó, có nhiều địa phương còn số lượng lớn HSSV chưa có thẻ BHYT như: thị xã Nghĩa Lộ còn 5.293 HSSV; huyện Lục Yên còn 1.312 HSSV; huyện Văn Chấn còn 4.661 HSSV. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của HSSV cũng như việc thực hiện chính sách BHYT tại địa phương.
Để đạt được mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học mới 2022-2023, các cấp các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để HSSV, phụ huynh học sinh hiểu rõ về chính sách BHYT, từ đó tích cực tham gia.
Ngành BHXH tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thống kê, nắm chắc số lượng HSSV của từng trường học để triển khai tuyên truyền vận động HSSV tham gia BHYT.
Cùng với đó, ngành y tế nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh nói chung và khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng HSSV nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HSSV trong KCB BHYT; chủ động phối hợp với cơ quan BHXH, các cơ sở KCB giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, đảm bảo quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT.
Các nhà trường làm tốt công tác y tế học đường, quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động giáo dục thể chất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ trẻ.
Thông Nguyễn