YBĐT – Sau hơn hai năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Yên Bái đã dần hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị cao; xây dựng được một số sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng, có thương hiệu, gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ: quế Văn Yên, cam Văn Chấn, cam Lục Yên, bưởi Đại Minh, chè Suối Giàng, gạo nếp Tú Lệ, gạo Mường Lò…
Hội thảo cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025 tổ chức hồi cuối tháng 6 vừa qua đã chỉ ra nhiều vấn đề, trong đó, cốt lõi thành công của tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp là yếu tố thị trường.
Do vậy, từ cơ quan hoạch định quy hoạch, hộ gia đình và người sản xuất việc đầu tiên phải trả lời câu hỏi: Sản xuất để làm gì? Sản xuất để bán cho ai?
Từ quy mô tiêu thụ của thị trường sẽ quyết định đến quy mô sản xuất. Và từ khảo sát nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ xác định được mẫu mã, chất lượng, chủng loại của sản phẩm mà thị trường đòi hỏi để nghiên cứu tổ chức sản xuất. Từ đó, người sản xuất sẽ phải xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng, sao cho bớt tầng nấc trung gian.
Đồng thời, việc khảo sát nghiên cứu thị trường không chỉ làm một lần khi quyết định sản xuất sản phẩm mà phải tiến hành thường xuyên, cập nhật để kịp thời thích ứng với những thay đổi của thị trường. Thực tế chứng minh, tái cơ cấu nông nghiệp để người nông dân không chỉ làm ra những gì có thể, mà làm những gì thị trường yêu cầu, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.
Do vậy, người sản xuất phải lựa chọn được quy mô sản xuất hợp lý; xác định được các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo ra các sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao; chủ động liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm hình thành các vùng sản xuất có quy mô lớn, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán trên thị trường…
Một hướng đi, đồng thời là giải pháp rất quan trọng là tăng cường xúc tiến đầu tư, ưu tiên hợp tác giữa các địa phương trong tỉnh, trong vùng và trên địa bàn cả nước ở những lĩnh vực mà Yên Bái có lợi thế; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng cho một số sản phẩm chủ lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm của các thị trường.
Mạnh Cường
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.