YênBái – YBĐT – Sau một thời gian khá dài tạm lắng thì trong những ngày trung tuần tháng 1-2007, dịch lở mồm long móng (LMLM) lại bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh làm trên 75 con trâu, bò mắc bệnh ở 3 xã thuộc huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Ngay sau khi phát hiện dịch, các xã, huyện, cơ quan chuyên môn đã khoanh vùng dập dịch, phun thuốc khử trùng, tiêm vác xin phòng dịch toàn bộ gia súc vùng lân cận. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch ở nhiều nơi còn rất lơ là, chủ quan, có nguy cơ để dịch bùng phát trên diện rộng.
|
|
Dịch bùng phát đầu tiên tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu ngày 12-1-2007, làm 1 con trâu và 3 con bò bị mắc bệnh. Do thiếu hiểu biết và chủ quan người dân tự chữa trị theo phương pháp dân gian, khi các cấp chính quyền phát hiện ra và lấy mẫu xét nghiệm cho thấy xuất hiện dịch LMLM thì dịch đã lan ra bản Tà Chử và Tà Xùa thuộc xã Bản Công. Chỉ sau vài ngày dịch lây lan với tốc độ nhanh tại bản Tà Chử đã có 11 con trâu bò mắc bệnh, bản Tà Xùa có 17 con nhiễm bệnh. Cũng vào thời điểm trên tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải có 27 con bị nhiễm bệnh.
Theo báo cáo của ông Trưởng phòng Kinh tế huyện Trạm Tấu thì số trâu, bò bị mắc bệnh tại xã Hát Lừu đã được tiêm vác xin phòng chống dịch LMLM. Đây không biết vì lý do vác xin kém chất lượng, hay tiêm chưa đủ liều? Ngay sau khi phát hiện dịch, Trạm Tấu đã tiến hành khoanh vùng dập dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng, trại, nơi chăn nuôi gia súc; tổ chức tiêm 500 liều vác xin cho gia súc quanh vùng và phun 33 lít thuốc khử trùng; vận động nhân dân nuôi nhốt gia súc, nhất là những con đã nhiễm bệnh; thành lập các chốt kiểm dịch, phun thuốc khử trùng cho các phương tiện ra vào vùng dịch.
Trưa ngày 18-1-2007, có nguồn tin cho biết tại xã Hát Lừu lại có thêm 5 con gia súc nữa bị nhiễm bệnh và hàng chục con đã chết. Để hạn chế dịch bệnh lây lan, Chi cục Thú y tỉnh đã chuyển gấp 9.500 liều vác xin cho huyện Trạm Tấu tổ chức tiêm nốt vác xin cho số gia súc chưa tiêm. Một điều hết sức lo lắng là hiện nay toàn huyện có trên 5.232 con trâu, 3.252 con bò và trên 11.000 con lợn, 3.100 con dê mới chỉ có 65-70% đã được tiêm vác xin LMLM. Trong khi người dân vẫn quá thờ ơ, hay nói cách khác là thiếu hiểu biết, thông tin về dịch bệnh. Ngoài chợ thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch vẫn bày bán khá thoải mái, trên dọc các tuyến đường trâu, bò, dê, lợn vẫn thả rông đầy đường. Trên tuyến đường từ thị xã Nghĩa Lộ lên Trạm Tấu chỉ có duy nhất một chốt kiểm dịch do huyện Văn Chấn thành lập và hoạt động. Hiện nay huyện vẫn rất lúng túng trong việc xử lý số trâu, bò đã mắc bệnh bởi chưa có chính sách hay cơ chế về tiêu huỷ, biện pháp duy nhất là tổ chức tiêm vác xin cho số gia súc chưa tiêm và vận động người dân nuôi nhốt gia súc đã nhiễm bệnh. Nhưng thật khó cho người dân vùng cao vì chăn nuôi chủ yếu là thả rông, không có chuồng trại. Đó cũng là điều mà ông Nguyễn Hợp Đoàn – Phó chủ tịch UBND huyện Văn Chấn lo ngại nhất. Ông Đoàn nói: “Chăn nuôi đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, đàn gia súc đã lên hàng trăm ngàn con. Trong khi nguồn nước ăn trong vùng đều xuất phát từ hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải nên công tác phòng chống dịch càng khó khăn. Hiện huyện chỉ thành lập các chốt kiểm dịch và phun thuốc khử trùng các phương tiện đi vào địa bàn, còn nguồn nước thì thật là khó!”. Như vậy nếu chúng ta không có biện pháp khống chế dịch bệnh hiệu quả thì việc các huyện vùng thấp như Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Trấn Yên… Việc gia súc tiếp tục nhiễm bệnh chỉ còn là thời gian.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, hiện nay ngành đã huy động hết lực lượng về cơ sở phòng chống dịch bệnh, phun thuốc khử trùng tiêu độc tại các chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán gia súc gia cầm; củng cố các trạm kiểm dịch trên các tuyến giao thông trọng điểm, kiên quyết không cho nhận gia súc, gia cầm không có nguồn gốc, kiểm dịch của cơ quan chuyên môn vào địa bàn tỉnh.
Thanh Phúc
Đầu tháng 5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số ki-lô-mét sử dụng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hội nhập để làm chủ công nghệ số, cuộc sống số, xã hội số, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đạt tối thiểu 27,5%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT vào học GDNN đạt tối thiểu 44,6%.